cấy ghép implant bệnh nhân ung thu sau xạ trị , trồng răng

Cấy ghép implant cho bệnh nhân ung thư sau khi xạ trị.

Cấy ghép implant ở bệnh nhân sau xạ trị chữa ung thư vùng miệng  có một số vấn đề cần hiểu rõ đó là: sự lành thương xương sau cấy ghép,có sự thất bại không? Cấy ghép implant – trồng răng cho bệnh nhân ung thư sau khi xạ trị ung thư vùng miệng có  được không.

Sự lành thương cho cấy ghép implant ở bệnh nhân sau xạ trị

sự lành thương xương sau cấy ghép implant ở bệnh nhân xạ trị ung thư miệng

 

  • 1.Cấy ghép implant trên bệnh nhân đã xạ trị điều trị ung thư miệng là điều hợp lý

-Khi bệnh nhân ung thư đã được phẩu thuật cắt bỏ khối u ác tính, cấu trúc giải phẫu bình thường của mô nâng đỡ nền hàm bị thay đổi.

– Lưỡi có thể cắt bỏ một phần.

 -Xương bị tiêu nhiều nên hàm răng giả tháo lắp không tựa lên được vì thế không trồng răng hàm giả tháo lắp bình thường được do đó cần trồng răng bằng cấy ghép implant.

– Mô mềm bị biến dạng hay được ghép từ những vùng lân cận nên không khít sát với nền xương bên dưới.

-Tất cả những vấn đề trên khiến cho không thể thực hiện được phục hình thông thường.Cấy ghép implant cho bệnh nhân ung thư mới có khả năng mang hàm giả tháo lắp được.

-Vì thế trồng răng trên implant là cách lựa chon thích hợp nhất nhằm bảo đảm chức năng nhai  cho bệnh nhân ung thư miệng với lý do: trồng răng implant cố định sẽ dính chặt vào xương, hoặc hàm giả tháo lắp vững ổn nhờ dính chặt vào trụ implant đã được cấy ghép.

 

2.Sự lành thương sau cấy ghép implant ở bệnh nhân ung thư sau xạ trị như thế nào

 

Trong nhiều năm qua, đã có một số chống chỉ định tương đối việc cấy ghép implant nha khoa ở bệnh nhân ung thư đã qua xạ trị do tia xạ tác động lên mô xương và mô mềm vùng nhận implant.

Đã có nhiều báo cáo cho thấy tỷ lệ thành công của việc cấy ghép implant vào vùng mô bị chiếu xạ điều trị ung thư thấp hơn ở vùng không chiếu xạ, tức là vùng đã chiếu xạ khó tích hợp xương trên implant hơn .Điều này không có nghĩa là cấy ghép implant  không thể mang lại những lợi ích nhất định.

 Lợi ích rõ ràng khi cấy ghép implant là thực hiện được hàm giả có chức năng và thẩm mỹ cao, đặc biệt là ở những bệnh nhân ung thư khó phục hình do mất một phần cấu trúc giải phẫu cơ thể khuôn mặt biến dạng, có những tác động bất lợi do tia xạ như khô miệng, khó nuốt,… Tuy nhiên, bác sĩ phải hết sức thận trọng vì không thể dự đoán được phản ứng của mô cứng và mô mềm sau khi xạ trị ung thư và mức độ chấn thương do phẫu thuật trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Ghép xương trong cấy ghép implant

 

  • 3.Những chú ý trước khi thực hiện cấy ghép implant ở bệnh nhân ung thư sau điều trị bằng xạ trị

      Để giảm thiểu những tai biến, bác sĩ cần phải đánh giá nhiều yếu tố khi quyết định cấy ghép implant vào vùng xương đã được chiếu xạ, bao gồm: loại tia, liều lượng tia, vị trí chiếu, thời gian chiếu, các phương pháp sử dụng để bảo vệ xương trong suốt quá trình xạ trị điều trị ung thư.

 Đáp ứng sinh lý của cơ thể bệnh nhân tùy thuộc vào yếu tố như tuổi, giới, di truyền, hút thuốc, các bệnh toàn thân khác, và quang trọng hơn vùng cấy ghép implant là vùng xương đã được chiếu xạ.

 Vùng xương được ghép bởi mô xương mới- ghép xương sau đó bị chiếu xạ hay vùng xương được ghép mới sau khi đã xạ trị. Trong trường hợp sau cùng, nếu xương được ghép bằng kỹ thuật ghép xương vi mạch với nguồn máu nuôi dưỡng đến từ vùng ở xa vùng ghép và không bị thay đổi bởi quá trình xạ trước đó thì không có phản ứng mô bất lợi sau khi cấy ghép implant.

    Khi cấy implant vào vùng xương đã xạ trị hay vào vùng xương ghép, bác sĩ có thể thảo luận trước với bác sĩ xạ trị để quyết định lượng tia chiếu vào vùng xương hàm sẽ dự định cấy ghép implant sau này vì có mối tương quang giữa lượng tia chiếu vào xương và thành công của việc duy trì implant trên cung hàm, nếu lượng tia nhỏ hơn 4500rads, có thể cấy ghép implant nhưng cần phải hết sức cận thận, còn khi lượng tia vượt quá 4500rads, cần hỗ trợ bằng phương pháp điều trị bằng oxy cao áp trước và sau phẫu thuật mới cấy ghép implant.

     Thời gian tích hợp xương ở những bệnh nhân đã được xạ trị kéo dài hơn vì hoặc động trao đổi chất trong xương chậm hơn, vì thế nên chú ý không nên làm phục hình trồng răng trên implant ít nhất trước 6 tháng sau khi cấy ghép implant cho bệnh nhân đã xạ trị

 Chú ý nữa là  phải quan tâm đặt biệt đến vệ sinh răng miệng của bệnh nhân, bởi mô bệnh nhân ung thư không có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn như những người bình thường, vì thế khi phát họa hàm giả cần phải chú ý sao cho hàm dễ làm vệ sinh, thường nên sử dụng loại hàm phủ, bệnh nhân cần được hướng dẫn kỹ càng cách sử dụng hàm và các phương pháp vệ sinh răng miệng.

  Chú ý khác là  Có một số báo cáo về tình trạng không thành công   do tia xạ sau khi cấy ghép implant trên bệnh nhân ung thư nhưng không đáng kể, tuy nhiên rất khó dự doán được khả năng tồn tại lâu dài của implant ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng tia xạ.

……………………………………………………..

Liên hệ tư vấn cấy ghép implant, bọc răng sứ

Nha khoa Sài gòn Bs Quang tại tp hồ chí minh

Địa chỉ và dẫn đường: 280B Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân phú, TP HCM

Điện thoại: 028 62675096, 0939598639, 0908826321

E-mail: [email protected]

E-mail: [email protected]

Website:www.nhakhoabsquang.com

 

Share:

Comment on "Cấy ghép implant cho bệnh nhân ung thư sau khi xạ trị."

  1. […] Xem thêm: Cấy ghép implant cho bệnh nhân ung thư sau khi xạ trị […]

  2. […] Xem thêm: Cấy ghép implant cho bệnh nhân ung thư sau khi xạ trị […]

  3. […] *Cấy ghép implant cho bệnh nhân ung thư miệng sau xạ trị […]

Leave comment

Liên hệ